Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Về Card Đồ họa GPU

Card màn hình là gì? Chúng có tác dụng ra sao? Có những loại card màn hình nào đang có trên thị trường và nếu muốn mua thì cần quan tâm đến những yếu tố nào?
Một trong những thứ quan trọng nhất cho quá trình build PC là card màn hình. Không chỉ có tác dụng to lớn để chơi game, nó còn đóng vai trò không thể thiếu nếu bạn muốn chỉnh sửa video, thiết kế đồ họa.
Quan trọng là vậy nhưng liệu bạn đã hiểu hết về card màn hình chưa? Dưới đây sẽ trả lời cho các bạn những câu hỏi thường gặp nhất về card màn hình.
Card màn hình là gì? Card màn hình dùng để làm gì

Top 5 Card Màn Hình Phổ Biến Dùng Cho Laptop
Card màn hình hay còn có rất nhiều cách gọi khác như card đồ họa, VGA, GPU,... là một thiết bị điện tử có công dụng chuyên xử lý những hình ảnh có trong máy tính như về độ phân giải, màu sắc, độ tương phản và chất lượng của hình ảnh. Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất thì card màn hình sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm sử dụng máy để chơi game, làm việc đồ họa có tốt hay không.
Bên trong một chiếc card màn hình sẽ có hai bộ phận khác nhau là GPU và bộ nhớ đồ họa. Cụ thể hơn, GPU sẽ thực hiện những tác vụ như dựng hình khối, tính toán sao cho nó hoạt động hiệu quả nhất. Đây có thể được xem như phần quan trọng nhất của card đồ họa. Về phần bộ nhớ đồ họa sẽ chỉ dung lượng bộ nhớ tạm thời của card, khá tương đồng với Ram trên máy tính.
Người mua card màn hình sẽ dùng chúng cho những tác vụ như sau:
Các loại card màn hình
Onboard và card đồ họa rời
Cách đơn giản và thông dụng nhất hiện nay để phân loại card màn hình là dựa trên cách chúng được tích hợp vào case máy tính. Nếu sử dụng cách này, ta có thể chia chúng làm 2 loại là card onboard và card rời.
Mỗi loại card có đặc điểm như sau:
Tùy theo điều kiện kinh tế và nhu cầu mà bạn nên xem xét liệu có nên nâng cấp lên card màn hình rời hay không.
Phân loại theo GDDR
Ngoài cách phổ biến để phân loại theo onboard hay rời, card màn hình còn có thể phân loại theo GDDR. Nói một cách dễ hiểu, GDDR là một bộ phận trong VGA có công dụng truyền tải hai lần trong cùng một chu kỳ bộ nhớ, qua đó giúp tăng gấp đôi tốc độ truyền dữ liệu mà lại không làm tăng lên tần số clock. Những thế hệ GDDR đã và đang phổ biến

Phân loại theo mục đích sử dụng
Ngoài việc phân loại theo GDDR hay vị trí cài đặt, card màn hình còn có một cách nữa để bạn dễ dàng phân biệt khi mua là mục đích sử dụng của nó là gì. Hiện tại những việc phổ biến nhất card màn hình được dùng vào là chiến game, làm đồ họa hay thời gian gần đây là cày bitcoin. Theo đó, để chơi game tốt nhất nên dùng Geforce, Radeon,... Những mục đích khác thì bạn có thể sử dụng bất cứ loại card màn hình nào cũng được.
Ý nghĩa các thông số trên card màn hình
Nếu có ý định mua cho mình một chiếc card màn hình, bạn sẽ không thể bỏ qua những con số biểu thị sức mạnh của nó. Mặc dù chúng mang tính chất quảng cáo của những nhà sản xuất nhưng nhờ đó bạn cũng có thể hiểu được một phần sức mạnh của card màn hình. Theo đó, bạn cần quan tâm tới những điều như:
GPU: Con chip quan trọng nhất trong card. Nó biểu thị tên gọi sản phẩm, nhà sản xuất, dòng card là gì, có thích hợp chơi game không? Ví dụ một con card có GPU là NVIDIA Geforce GTX 1060 thì NVIDIA sẽ là thương hiệu sản xuất, Geforce là để chỉ việc nó chuyên cho chơi game còn GTX 1060 thì chỉ thế hệ của nó.
Core speed: Ở tiếng Việt gọi là xung nhịp. Thông số này biểu thị tốc độ xử lý lệnh của chip GPU. Được ký hiệu bằng MHz. Có thể vẫn sẽ có trường hợp có cùng con số xung nhịp nhưng tốc độ xử lý lại khác nhau bởi rất nhiều yếu tố khác nữa.
Boost speed: Thông số này chủ yếu xuất hiện ở những chiếc card màn hình đời mới. Nếu như bạn biết đến turbo boost của Intel thì con số này khá tương đồng. Nói một cách đơn giản, con số này biểu thị mức xung nhịp card có thể chạy tối đa.
CUDA core: Đây là công nghệ kiến trúc tính toán của NVIDIA độc lập phát triển và chỉ có trên card của hãng này. Về cơ bản, nó giống như lõi kép và tứ ở CPU trên máy tính. Bên trong GPU sẽ gồm hàng trăm cho đến hàng ngàn CUDA Core giúp góp phần xử lý mọi dữ liệu đi vào và đi ra trong GPU.
Video memory: Như đã nói đến ở phía trên, bộ phận này khá giống với Ram ở trên máy tính. Nếu con số này càng lớn thì có nghĩa là nó càng tốt, giúp hỗ trợ quá trình chiến game nói riêng và sử dụng nói chung tốt hơn nhiều.
Memory type: Thông số này để chỉ loại thẻ bộ nhớ mà card màn hình này sử dụng. Những card đồ họa hiện nay đa phần là sử dụng GDDRx. Bạn cần lưu ý thông số này không liên quan tới DDR.
Memory speed: Là thông số chỉ tốc độ truy cập của card vào dữ liệu được lưu trữ trên Ram. Có ảnh hưởng khá lớn đến quá trình sử dụng. Được ký hiệu bằng GB/giây, ví dụ 8GB/giây.
Memory Bus Width: Đây là một trong những thông số ảnh hưởng rất lớn đến hiệu năng của card màn hình. Về cơ bản, đây là sức tải dữ liệu trong một chu kỳ của bộ nhớ. Thường được ký hiệu bằng Bit ví dụ như 64 bit, 128 bit.
Memory Bandwidth: Gần giống như memory Bus Width tuy nhiên nó chỉ biểu thị dữ liệu có thể truyền trong 1 giây. Theo đó, con số này càng cao thì hiệu năng của VGA sẽ là càng tốt.
SLI/Crossfire: Thông số này biểu thị khả năng có thể ghép 2 hoặc nhiều card màn hình trong cùng một lúc với nhau, qua đó giúp nâng cao hiệu năng.
Cổng kết nối: Loại khe cắm được thiết kế để kết nối với máy tính. Phổ biến nhất với các loại card hiện nay là PCI Expresss 2.0 x16 hoặc PCI Expresss 3.0 x16.
Ngoài ra, còn có thể có một số thông số mà các hãng có thể có hoặc không như VR (thực tế ảo). Khi mua, bạn nên quan tâm đến các thông số này.
Một số câu hỏi thường gặp về card đồ họa
1. Card màn hình lắp ở đâu?
Vị trí để lắp VGA là trên bo mạch chủ. Khi lắp, bạn sẽ cần lưu ý tới không gian có vừa với card màn hình không hay vít ốc thật cẩn thận.
2. GPU và VGA có gì khác nhau?
Về cơ bản VGA là một cách gọi khác của card màn hình. Thiết bị điện tử này sẽ có tác dụng giúp xử lý các thông tin về hình ảnh trong máy tính, góp phần làm tăng sức mạnh của bộ PC. Trong VGA lại bao gồm rất nhiều bộ phận và GPU là quan trọng nhất trong số đó. Nó sẽ là bộ phận chính giúp VGA có thể hoạt động, xử lý hình ảnh. Nói ngắn gọn là GPU là một phần của VGA.
3. Xem card đồ họa ở đâu trên màn hình?
Có rất nhiều cách để kiểm tra VGA ở ngay trên màn hình máy tính. Bạn có thể sử dụng phần mềm GPU-Z, xem ngay trên My Computer hoặc đơn giản nhất là Directx Diagnostic Tool.
Trên đây là mọi điều mà bạn cần biết về VGA. Rất mong chúng có thể hữu ích với các bạn trong quá trình mua sắm cũng như tìm hiểu card màn hình của mình. Cảm ơn các bạn đã đọc!
0 Comments