Danh Sách Các Mẫu Bàn Phím Chơi Game Giá Rẻ Tốt Nhất Năm Nay

Bàn phím chơi game có lẽ là thứ tiếp theo trong set up gaming của game thủ sau chuột gaming và tai nghe. Nếu bạn không có quá nhiều ngân sách cho món này thì có thể tìm tới các mẫu bàn phím chơi game giá rẻ. Các mẫu bàn phím chơi game dưới 1, 2 triệu vẫn hoàn toàn có thể mang lại trải nghiệm giải trí rất tuyệt vời nếu nó phù hợp với đặc điểm chơi game của bạn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp các mẫu bàn phím chơi game giá rẻ tốt nhất 2020 cho từng loại: bàn phím cơ, bàn phím thường và bàn phím giả cơ phục vụ việc chơi game.
Các mẫu Bàn Phím cơ Chơi Game Giá Rẻ Tốt Nhất Năm Nay
Ở phân khúc bàn phím cơ chơi game giá rẻ, Zedli gaming đánh giá một sự thống lĩnh của các thương hiệu bàn phím đến từ Việt Nam và Trung Quốc. Những ông lớn như Hyper X, Logitech hay Razer dường như vẫn chưa có ý định đầu tư hoặc cạnh tranh ở phân khúc này. Sau đây là một số lựa chọn bạn có thể tham khảo:
1. Bàn phím cơ dưới 2 triệu tốt nhất: Bàn phím Gaming Corsair K68
Một trong những ưu điểm vượt trội nhất của mẫu CORSAIR K68 so với các mẫu bàn phím cơ giá rẻ khác trên thị trường chính là khả năng chống nước và chống bụi. Đặc điểm này xuất phát từ việc hãng bọc quanh từng phím bấm một lớp cao su chống bám nước. Vì thế bạn không phải lo về việc bàn phím bị hỏng nếu lỡ làm đổ nước ra.
Về thiết kế thì K68 gần như được mang tương tự từ mẫu Corsair K63. Giống từ miếng lót tay cho đến layout các phím, đèn led,... nhìn chung vẫn rất đẹp.
Bàn phím cơ Corsair K68 sử dụng duy nhất 1 loại switch là Cherry MX switch đỏ. (loại switch gây ít tiếng ồn). Cái này thì cá nhân mình đánh giá không quá cao lắm vì nó gần như giới hạn lựa chọn cho anh em chơi bàn phím. Tuy nhiên đối với những ai chỉ cần một chiếc bàn phím phục vụ mục đích chơi game thì Corsair K68 vẫn rất đáng tiền
2. Bàn phím cơ dưới 1 triệu tốt nhất: DAREU DK1280
Bàn phím cơ Dareu DK1280 RGB xứng đáng là chiếc bàn phím cơ dưới 1 triệu đáng mua nhất trong 3 năm trở lại đây. Tất cả những gì nó mang lại so với giá thành của nó. Đây là một chiếc bàn phím cơ fullsize với kiểu thiết kế cổ điển, không đi kèm các phím media hay macro. Tuy nhiên điểm mình đánh giá cao ở thiết kế mẫu phím này là các đường nét, hệ thống phông trên switch, đèn led rất vừa mắt, không quá màu mè.
Loại switch DK1280 sở hữu là mẫu switch do Dareu sản xuất. Tuy rằng Dareu chưa bao giờ nổi tiếng về việc sản xuất switch nhưng với con số tuổi thọ mà nhà sản xuất cam đoạn là 50 triệu lần bấm, mình đánh giá khá là đủ. Ngoài ra hãng còn mang tới 3 lựa chọn switch blue, brown và red. Tha hồ cho người chơi lựa chọn.
Trải nghiệm cá nhân phiên bản blue switch của mẫu DK1280 thì đội ngũ bên mình đánh giá cảm giác gõ khá ổn áp trong tầm giá 1 triệu. Tuy nhiên mình có để ý là phần thân bàn phím làm bằng kim loại, không tránh khỏi việc có những sản phẩm sẽ gặp phải lỗi bị rò điện. Tốt nhất là khi anh em mua hàng nên kiểm tra để có thể đổi trả trong thời gian bảo hành.
3. Bàn phím cơ giá rẻ dưới 500k tốt nhất: Bàn phím cơ DareU EK87
Cuộc chiến bàn phím cơ giá rẻ càng ngày càng khốc liệt giữa các thương hiệu Trung Quốc khi mà Dareu tung ra mẫu EK87 với mức giá khó tin chỉ trên dưới 500.000 vnđ. Đây là mẫu bàn phím TKL với kết nối có dây. Tuy nhiên nếu bạn quá lười cắm dây thì có thể sử dụng kết nối không dây bluetooth.
Layout của mẫu bàn phím cơ Dareu Ek87 được thiết kế chuẩn ANSI (tiêu chuẩn Hoa Kì) nên rất diện tích di chuyển cho bàn tay rất vừa văn kể cả bạn có là mẫu game thủ tay to hay nhỏ. Loại switch phiên bản EK87 của Dareu sử dụng công nghệ độc quyền cơ khí D của hãng. Công nghệ này được cho là giúp các phím bền bỉ, cố định tốt hơn nhưng lại bù lại khiến việc thay keycap khó khăn hơn rất nhiều. Tuy nhiên mình nghĩ việc thay keycap cho con bàn phím này là không cần thiết. Đơn giản bởi giá thành một bộ hoặc thậm chí vài phím keycap có khi đã đắt hơn cả cái bàn phím rồi.
4. Bàn phím cơ giá rẻ dưới 300k tốt nhất: Bosston MK912
Công suất loa: 20W | Tần số đáp ứng: 100 Hz-20.000Hz | Nén nhiễu: 62dB | Nguồn điện: 220V | Kết nối: Giắc cắm 3.5mm và bluetooth.
Việc tìm kiếm một chiếc bàn phím cơ thực sự với mức giá 300.000 vnđ quả thực rất khó khăn. Sau một thời gian nghiên cứu và trải nghiệm một số mẫu, chúng tôi mới có thể nhặt được một cái tên đến từ Trung Quốc: BOSSTON MK912.
Với mức giá 300.00 vnđ, nhà sản xuất đã phải cắt giảm cũng như tối ưu đặc điểm kĩ thuật trên mẫu bàn phím cơ giá rẻ này. Dễ thấy nhất ở việc sử dụng keycap nhựa (mình đoán là loại rẻ tiền), không có plate đèn LED cũng như chỉ có một loại switch duy nhất: switch blue. (để dễ sản xuất hàng loạt, tối ưu chi phí).
Trải nghiệm thực tế trên mẫu bàn phím này, mình đánh giá là tạm được khi mà switch của MK 912 vẫn mang tới trải nghiệm bàn phím cơ căn bản: tiếng bấm lách cách cùng độ nảy và tính năng Anti ghosting. Đáng khen là chiếc bàn phím này có tới tận 9 chế độ đèn LED, giúp set up gaming của người sử dụng thú vị hơn.
5. Bàn phím cơ 1 tay giá rẻ tốt nhất: Bàn phím cơ một tay Promax New League K109

Promax New League K109
Nếu bạn là một fan cứng của các tựa game FPS như CSGO, PUBG, Valorant,... thì việc sở hữu một chiếc bàn phím cơ một tay để try hard ở nhà cũng như mang đi chơi net là rất nên cân nhắc. Ở mảng bàn phím cơ một tay có khá ít lựa chọn tốt mà giá rẻ. Một trong những mẫu đáng mua nhất chính là PROMAX NEW LEAGUE K109.
Gần như không có gì để chê trách ở một chiếc bàn phím cơ một tay trong tầm giá 500.000 vnđ như Promax new league K109. Chiếc bàn phím này sở hữu tổng cộng 39 phím. Tuy nhiên điều đáng chú ý là nó bao gồm cả các nút macro cài đặt sẵn các tác vụ hỗ trợ game bắn súng và moba như: chọn tướng, xem map,...Bạn có thể cài đặt nhanh tác vụ các phím này thông qua sử dụng phím Fn.
Ngoài ra bàn phím còn thiết kế một lớp đệm tay giúp giảm áp lực tê mỏi khi chơi game lâu dài. Đèn LED cũng là một điểm đáng khen ở sản phẩm này khi mà nó được thiết kế rất lung linh từ logo cho đến các phím. Đây quả là một món đồ must - have với anh em try hard game moba, fps.
6. Bàn phím cơ văn phòng giá rẻ tốt nhất: Bàn phím cơ Logitech K840
Công suất loa: 20W | Tần số đáp ứng: 100 Hz-20.000Hz | Nén nhiễu: 62dB | Nguồn điện: 220V | Kết nối: Giắc cắm 3.5mm và bluetooth.
Trên thực tế nhu cầu sử dụng bàn phím cơ cho các công việc văn phòng như đánh văn bản, nhập liệu,.. đang ngày càng tăng. Đơn giản vì các nhà sản xuất đã mang tới các mẫu bàn phím cơ có cảm giác gõ cực nảy, giúp việc gõ văn bản chính xác và nhanh hơn đồng thời vẫn đảm bảo yếu tố yên tĩnh, tập trung trong phòng làm việc. Mẫu Logitech K840 là một ví dụ như thế.
Loại switch mà Logitech K840 sử dụng là Romer-G, loại phím mà hãng sử dụng rất nhiều. Đặc điểm của loại phím này là lực bấm yêu cầu rất nhẹ mà độ nảy rất cao. Khi áp dụng vào các thao tác gõ văn bản văn phòng, K840 đem tới trải nghiệm gõ nhẹ nhàng nhưng rất nảy, vào tay. Phần thân của Logitech K840 phải nói là rất vững chãi với chất liệu thân là hợp kim nhôm cao cấp. Tuyệt vời hơn là chiếc bàn phím này đi kèm một phần mềm tinh chỉnh riêng của Logitech, gọi là Logitech Option. Phần mềm này tối giản hơn so với Logitech Ghub, vốn dành cho các thiết bị chơi game. Các chức năng chủ yếu trong Logitech Option liên quan tới các tác vụ văn phòng như gắn macro mở email, copy, paste,...
Trải nghiệm thực tế thì ngoài những ưu điểm kể trên, mình nhận thấy ngay từ khi bóc hộp là dây cáp của K840 là cao su trơn nên sẽ không thực sự linh hoạt như các loại dây cáp bện. Ngoài ra phím bấm của K840 chỉ là như ABS thông thường. (các mẫu bàn phím cơ cao cấp sẽ là nhựa ABS 2 lớp - double shot). Vì thế mình đoán là sử dụng một thời gian thì màu của phím sẽ bị mờ. Tìm hiểu trên một số diễn đàn thì đúng là vậy thật.
7. Bàn phím cơ không dây giá rẻ tốt nhất: Royal Kludge RK G87 phiên bản brown/red switch
Royal Kludge là một thương hiệu rất quen mặt với những anh em săn sản phẩm gaming gear giá rẻ. Trong danh sách này, ở hạng mục bàn phím cơ không dây giá rẻ, chúng tôi sẽ đánh giá mẫu RK G87 phiên bản brown switch của hãng. Sở dĩ mình chỉ review phiên bản switch brown vì đây là mẫu phổ biến nhất trên thị trường Việt Nam.
Các mẫu bàn phím chơi game thường và giả cơ giá rẻ tốt nhất
Nếu ngân sách dành cho bàn phím chơi game của bạn chỉ khoảng 500.00 vnđ đổ xuống thì việc lựa chọn một chiếc bàn phím giả cơ giá rẻ hoặc bàn phím thường để chơi game không phải là quá tệ. Ưu điểm của dòng bàn phím giả cơ là đa dạng mẫu mã, giá thành cũng như rất dễ mua. Sau đây, Zedli gaming sẽ giới thiệu nhanh một vài đầu bàn phím thường và giả cơ giá rẻ bán rất chạy tại thị trường Việt Nam.
1. Bàn Phím Giả Cơ Chuyên Game Có Dây K16 VINETTEAM
BÀN PHÍM GIẢ CƠ CHUYÊN GAME CÓ DÂY K16 VINETTEAM là một chiếc bàn phím giả cơ từ Trung Quốc với layout TKL 87 phím. Mẫu bàn phím này ghi điểm nhờ mức giá siêu rẻ. (chưa tới 150.000 vnđ). Ngoài ra thiết kế đèn LED của K16 khá đẹp, phù hợp với nhiều kiểu set up chơi game. Mình có để ý là kiểu thiết kế chữ trên bàn phím là phủ sơ xong mới tẩy đúng hình dạng chữ thay vì in trực tiếp chữ lên. Với đặc điểm này, các nút bấm của K16 sẽ rất bền màu, bền chữ chứ không phai hay mờ đi như các mẫu bàn phím rẻ tiền khác.
2. Bàn phím Văn Phòng Led Zadez G-851K
Giá tham khảo: 280.000đ
Thương hiệu: Zadez
Tính năng nổi bật:
Bàn phím cho độ nhạy chuẩn mực. Bấm nhanh, chuyển đổi nhanh, sử dụng mượt mà. Ngoài làm việc văn phòng, bàn phím cũng được sử dụng để chơi game rất tuyệt. Kết nối nhanh qua USB. Tương thích với tất cả các dòng máy tính, laptop. Thiết kế ấn tượng của bàn phím văn phòng Led Zadez G-851K
3. Bàn Phím Gaming DareU LK145 USB
Giá tham khảo: 283.000đ
Thương hiệu: DareU
Tính năng nổi bật:
Thiết kế cá tính phù hợp với phong cách mạnh mẽ của nhiều game thủ. | Cứng cáp, chịu lực tốt | Thuộc dòng sản phẩm full size giúp tăng tốc độ đánh máy | Bền màu chữ theo thời gian.
Là bàn phím thường nhưng độ nhạy không thua gì các bàn phím cơ. Độ nảy phím cao, thao tác nhanh, các phím có gờ nhẹ không sợ trượt tay.
4. Bàn phím cơ có dây iKBC CD108 Brown Switch
Thông số kỹ thuật:
Bàn phím Fullsize, 12 phím chức năng. | Cherry MX Switch, keycap PBT. | Giá tham khảo: 1.699.000 VND.
Tương tự như mẫu sản phẩm iKBC W210, phiên bản CD108 cũng chú trọng đến phần thiết kế chống mài mòn hiệu quả. Thêm vào đó, kích thước phím phù hợp với mọi kích cỡ ngón tay người dùng.
Witch Cherry MX được trang bị trên phụ kiện này đem đến hiệu quả gõ phím chuẩn xác, không bị delay. Vì thế, bàn phím cơ không dây tốt nhất này chắc chắn không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng thông thường như gõ bàn phím, mà còn đem đến nhiều trải nghiệm chơi game thú vị.
5. Motospeed K40
Công suất loa: 20W | Tần số đáp ứng: 100 Hz-20.000Hz | Nén nhiễu: 62dB | Nguồn điện: 220V | Kết nối: Giắc cắm 3.5mm và bluetooth.
Motospeed K40 hiện vẫn đang được đánh giá là mẫu bàn phím giả cơ bán chạy nhất trên tiki và chúng tôi sẽ phân tích tại sao.
Ưu điểm đầu tiên của chiếc bàn phím giả cơ này là chất lượng phím bấm được gia công cực kì tốt, từ nước sơn, font chữ cho đến hình dáng các phím đều tiệm cận sự hoàn hảo. Bất ngờ hơn là trải nghiệm bấm của mình lần đầu với chiếc bàn phím này cực kì êm và nảy, y hệt như một chiếc bàn phím cơ thực thụ.
Kiểu thiết kế toàn thân của K40 có nét tối giản, thanh lịch tương tự các dòng bàn phím cao cấp như Filco, Ducky,.. Chỉ khác là phần thân làm bằng nhựa. Đặc điểm này sẽ xóa bỏ mọi nỗi lo bị tê giật điện như ở bàn phím thân kim loại của anh em game thủ.
Với mức giá này thì việc không sở hữu hệ thống đèn LED của K40 vẫn chấp nhận được. Tuy nhiên nếu bạn là một fan của bàn phím LED thì có thể tham khảo mẫu nâng cấp hơn một chút của K40, Motospeed K70.
6. Promax G92
Promax đã khá nổi tiếng với các mẫu bàn phím 1 tay phục vụ game thủ mobile, FPS. Tại phân khúc bàn phím 1 tay giả cơ giá rẻ, mẫu G92 được rất nhiều anh em game thủ ưu ái. Dù chỉ là một chiếc bàn phím giả cơ nhưng Promax G92 vẫn mang đầy đủ ưu điểm của một sản phẩm của hãng: Các nút macro tối ưu chơi game, thiết kế đèn LED đẹp mắt cũng như bổ sung phần hỗ trợ cổ tay chống tê mỏi.
0 Comments