Keycaps Là Gì? Có Bao Nhiêu Loại Keycaps

Trong một vài năm trở lại đây, thú vui custom bàn phím cơ đã trở thành một trào lưu khá thú vị và ngày càng thu hút được nhiều người chơi. Bộ môn custom này công nhận là khá tốn kém :))) Và một trong những số đó là các loại keycaps, phần nút phím tiếp xúc với ngón tay. Tại sao bộ môn này và keycaps ngày càng hót đến vậy! Chúng ta cùng đọc bài viết dưới đây nhé!
Keycap Bàn Phím Cơ Là Gì?
Keycap bàn phím cơ là phần nắp/nút phím của bàn phím cơ. Trong cấu tạo của bàn phím cơ sẽ được chia ra làm nhiều các phần khác nhau, các phần đó sẽ được ráp lại bới các hình dáng cơ học. Như các bạn có thể nhìn thấy, dưới các nút QWERTY thường thấy là một đoạn nhô lên màu xanh đó là switch để truyền tín hiệu bấm. Và các mà chúng ta sẽ nói tới ở đây là phần nắp/nút đậy lên trên các swtich đó.

Keycap bàn phím cơ là gì?
Phân loại keycaps
Phân loại theo chất liệu
Keycap PBT
PBT là chất liệu dẻo và rất bền khi sử dụng. Đặc biệt, mặt nhựa bên ngoài sẽ có cảm giác sần dày và chắc tay. Khi dùng lâu sẽ không bị bóng phím. Chất lượng sử dụng được lâu dài và nhiều người đánh giá cao chất liệu này. Ngoài ra, tiếng gõ phím sẽ đầm và đậm hơn. Đó cũng là một trong những đặc điểm mà nhiều người chơi phím cơ thích ở loại chất liệu này.
Keycap ABS
ABS cũng là một loại nhựa khác để chế tạo keycap. Tuy nhiên, ABS thì rẻ hơn và nhẹ hơn rất nhiều. Đó là các chất liệu mà hay được sử dụng để làm bàn phím cơ giá rẻ và laptop. Có một lợi thế mà ABS có được là độ bóng bẩy và gia công dễ hơn PBT rất nhiều. Hai điểm trừ là dùng lâu bị bóng và tiếng gõ lách cách không êm.
Keycap Kim loại
Cách thức làm keycaps kim loại thường sử dụng cho việc làm keycap thủ công. Với mỗi chất liệu, người chế tác sẽ tạo ra những phiên bản keycap khác nhau. Trong đó có thể kể tới: đồng, thiếc, bạc, vàng, gỗ... Thực sự, chất lượng chế tác và mức độ sáng tạo là không giới hạn trong những sản phẩm này.

Keycaps Bạc
Phân loại theo kiểu profile phím

Nguồn: banphimco.com
Keycaps Cherry Profile

Keycaps Cherry Profile
Loại keycaps này ban đầu được hãng Cherry thiết kế profile. Sau đó, vì sự phổ biến và được nhiều người sử dụng, nên các hãng sản xuất của Trung Quốc khác đã sử dụng profile này. Sau đó, nó trở thành 1 dòng keycaps mà nhiều người rất ưa chuộng. Chúng ta có thể mô tả qua một số đặc điểm:
- Các hàng khá phẳng và low-profile(thấp) giúp người dùng có thể bấm khá dễ dàng, tuy nhiên sau đó tại hàng R4 và Space sẽ cao lên để có thể lấy lại được cảm giác khi gõ
Keycaps OEM
- Có thể thấy hàng OEM cũng có thiết kế gần giống với Cherry chỉ khác ở hàng R1 và R2 có sự khác biệt đôi chút. Với hàng OEM, chúng ta cũng sẽ có nhiều các hãng sản xuất ở mức giá khá rẻ.
Keycap SA

- Keycap SA được hãng sản xuất của Mỹ SP(Signature Plastics) chế tạo và sản xuất. Từ SA viết tắt (Spherical All) tức là toàn bộ dạng khối cầu lõm xuống. Dạng thiết kế này được công ty SP độc quyền trong 1 thời gian rồi sau đó một số hãng khác cũng được sản xuất mẫu keycap SA này. Theo Signature Plastics, họ này ban đầu được tạo ra để phù hợp với các bàn phím được sản xuất trước năm 1980. Hiện tại, họ này chứa Space có kích thước 4U, 6.25U, 7U và 8U, được sử dụng rộng rãi nhất vào thời điểm đó.
Dòng keycap mới nhất, được Signature Plastics giới thiệu vào năm 2015, là họ G20. Những phím này được thiết kế có tính đến cộng đồng game thủ. Chúng có khu vực cảm ứng phẳng rộng hơn các keycaps tiêu chuẩn, dẫn đến khoảng cách nhỏ hơn và chuyển đổi giữa các phím liền kề dễ dàng hơn. Các keycaps này có cùng một góc cho tất cả các hàng, tương tự như cấu hình DCS R2.
- Nếu với OEM và Cherry tạo ra sự chuẩn mức và hài hòa thì Keycap SA phá cách rất mạnh bạo khiến cho dòng sản phẩm này luôn tạo ra một sự ưa thích đặc biệt của cộng đồng phím cơ. R1 sẽ có độ nghiêng -13 độ, còn R2 và R4 sẽ nghiêng -7 độ, với R3 tương tự phím cách nhưng phần trên chỉ khác là lõm lên và xuống. Tại R3 và phím cách thì không nghiêng mà nằm song song với mặt bàn phím.
Với Keycap SA, độ lõm này giúp cảm giác gõ rất chắc tay và dính với phím. Tuy nhiên, nếu gõ lâu cũng sẽ cảm giác mỏi hơn các keycaps khác. Một số sử dụng profile này cho phím có thể kể tới Filco hãng sản xuất bàn phím cơ Nhật Bản. Nếu nói về mức hoàn hiện và
Keycap DSA
Với DSA, cũng được sản xuất bởi Hãng SP và có đặc điểm là các phím đều phẳng và không nghiêng một chút gì. Nếu ban đầu khi nhìn vào bộ keycaps DSA cảm giác đầu tiên sẽ là nhìn rất gọn vì nó không có chút gai góc gì cả. Mọi thứ đều phẳng gọn và tập trung. Có thể nói rằng nhìn cực kỳ thanh lịch cho anh em thích viết lách hoặc dân content. Nó chẳng phù hợp với việc chơi game chút nào từ việc thiết kế cho đến cảm giác bấm. Với DSA thì đi được với kha khá các loại switch.
Có một số hãng sản xuất DSA tốt là SP, YMDk...
Keycap XDA
Với XDA cũng có form khác giống với DSA chỉ khác là độ rộng của phím to hơn một chút, bè hơn giúp việc bấm các chắc tay và đầm. Dòng này cũng chưa phổ biến như các dòng bên trên.
Nếu xếp hạng theo thứ tự độ ưa dùng và phổ biến thì [Cherry < OEM < SA < DSA < XDA ...]
Phân loại theo kiểu sản xuất (kiểu in)

Với kiểu in sẽ có in Dyesub, in Double Shoot....tuy nhiên với mỗi chất lượng và giá tiền khác nhau sẽ có các kiểu in khác nhau. Với chủ đề trên mình sẽ viết thêm 1 bài này nhé. Còn mình sẽ chỉ tóm tắt qua một số kiểu in cơ bản để mọi người có thể nắm qua được.
Hy vọng sau bài viết dưới đây các bạn có thể phần nào hiểu qua về cấu tạo, phân loại, chất lượng, phân khúc của Keycaps để có thể chọn cho mình sản phẩm tốt nhất nhé!
0 Comments