Tìm Hiểu Tản Nhiệt Cho PC – Tất Cả Những Điều Bạn Cần Biết Về Tản Nhiệt Máy Tính

Tản nhiệt cho PC

Tản nhiệt máy tính có quan trọng không? Có những phương thức tản nhiệt PC phổ biến nào đang được sử dụng hiện nay? Mọi thông tin bạn cần biết về tản nhiệt cho PC.

Để được đánh giá là một chiếc máy tính trâu bò, nó sẽ không chỉ cần có những thông số khủng mà còn phải đáp ứng được tốt vấn đề tản nhiệt. Tản nhiệt quan trọng tới mức nếu không có nó, hiệu nặng cũng như tuổi thọ của máy tính sẽ bị giảm đi rất nhiều, gây ảnh hưởng trực tiếp tới ví tiền và trải nghiệm dùng của ban.

Vậy, tản nhiệt máy tính là gì mà lại quan trọng đến vậy? Có những cách tản nhiệt máy tính nào thường được dùng? Tất cả những điều mà bạn cần biết về vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây


#1. Những hậu quả nghiêm trọng nếu máy tính không có tản nhiệt

Tản nhiệt cho PC

Tản nhiệt cho PC

Việc thiếu đi những hệ thống tản nhiệt máy tính hợp lý sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng trầm trọng đến bộ PC cũng như là trải nghiệm dùng của bạn. Đầu tiên về mặt hiệu năng, các con chip GPU hiện nay hầu hết đều có tính năng tự động giảm hiệu suất làm việc khi đạt đến một ngưỡng nhất định. Tuy rằng điều này nhằm giúp bảo vệ tuổi thọ của GPU nhưng nó sẽ khiến việc dùng máy tính mà không có tản nhiệt thực sự chậm đi rất nhiều.

Thứ hai là ảnh hưởng đến tuổi thọ của bộ PC. Do hầu hết những bộ phận được làm bằng kim loại, nhựa,.. và những vật liệu cứng khác, rất có thể chúng sẽ bị biến đổi hình dạng khi phải tiếp xúc với nhiệt độ quá cao. Đặc biệt nếu bạn sử dụng máy tính laptop, vấn đề quá nóng còn có thể khiến pin bị chai, thậm chí là phát nổ gây nguy hiểm cho người sử dụng. Do đó, việc lắp đặt một hệ thống tản nhiệt máy tính hợp lý là vô cùng quan trọng.


#2. Những hình thức tản nhiệt máy tính và cách hoạt động của nó

Sau khi đã biết được tầm quan trọng của tản nhiệt máy tính, chắc hẳn bạn sẽ có câu hỏi “Tản nhiệt máy tính có những loại gì và nên sử dụng hình thức tản nhiệt nào?”. Về cơ bản, hiện trên thị trường có sử dụng 2 loại hình thông dụng nhất là tản nhiệt khí PC và tản nhiệt bằng chất lỏng. Ngoài ra còn một số cách khác như tản nhiệt PC bằng dầu khoáng, sử dụng tản nhiệt nitơ cho PC hoặc dùng keo nhưng không phổ biến bằng.

Tản nhiệt máy tính bằng không khí

Cách thức tản nhiệt cơ bản nhất của những máy tính hiện nay. Nói một cách dễ hiểu, hình thức này sử dụng những hệ thống quạt gió nhằm đẩy luồng không khí nóng từ trong CPU, GPU ra ngoài. Biện pháp này có mức giá tương đối phải chăng, thường được lắp kèm khi bạn mua laptop hoặc case máy tính. Tuy nhiên, hiệu quả không quá cao, thường phải mua thêm nếu bạn muốn nâng cấp máy hay cấu hình PC quá khủng.
Cũng chính nhờ cách hoạt động động đơn giản và phổ biến mà có rất nhiều thương hiệu sản xuất quạt tản nhiệt máy tính. Bạn có thể tìm mua của những thương hiệu như Intel, AMD, VSP,... Nói chung, đây là một hình thức tản nhiệt máy tính khá kinh tế, phổ biến và dễ tiếp cận dành cho hầu hết mọi người.

Tản nhiệt PC bằng chất lỏng

Về cơ bản, bạn sẽ dùng hệ thống làm mát gồm những thanh dài bên trong có chứa chất lỏng tản nhiệt. Chất lỏng trong những thanh này sẽ hoạt động theo chu trình khép kín nếu đó là hệ thống AIO. Nếu bạn lựa chọn hệ thống custom thì sẽ có thể thay đổi dễ dàng lượng cũng như loại chất lỏng có trong mỗi thanh làm mát đó.
Hệ thống tản nhiệt máy tính bằng chất lỏng này nhìn chung là có tác dụng tốt hơn và đặc biệt bạn sẽ không phải chịu cảnh hơi nóng từ máy tính tỏa ra gây khó chịu khi sử dụng. Tuy nhiên, đổi lại là chất lượng sau từ 2 đến 3 năm sẽ bị giảm bớt, giá cả của nó cũng đắt và khó mua hơn quạt tản nhiệt.

Những hình thức tản nhiệt máy tính khác

Ngoài 2 loại hệ thống phổ biến nói trên, bạn còn có thể tìm được những cách để làm mát máy tính như sử dụng nitơ, sử dụng keo dán. Những cách này hoạt động khá tốt nhưng đòi hỏi bạn biết cách sử dụng và không phải ai cũng mua được do giá cả cũng như độ phổ biến của nó là không cao.
Một số cách đơn giản hơn là bạn tự sắp xếp những linh kiện phần cứng của máy sao cho thông thoáng hoặc giữ cho phòng luôn sạch sẽ, có mức nhiệt độ vừa phải. Những việc đơn giản này sẽ mang lại một hiệu quả tản nhiệt PC tốt một cách bất ngờ đấy nhé!


#3. Một số câu hỏi thường gặp về tản nhiệt máy tính

Cách khắc phục quạt tản nhiệt PC kêu to?

Quạt tản nhiệt phát ra âm thanh to là một vấn đề rất khó chịu mà bạn rất có thể sẽ gặp phải. Nguyên nhân cho hiện tượng này rất đa dạng như bụi bẩn quá nhiều, dầu bị khô, cánh quạt bị gãy,.. Để có thể tiến hành sửa chữa, bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây ra là gì từ đó mới đưa ra cách khắc phục triệt để được.
Để hạn chế điều này xảy ra, bạn cần giữ vệ sinh máy cẩn thận, thường xuyên lau chùi và thay dầu định kỳ. Nếu có bất kỳ hỏng hóc nào như gãy cánh quạt thì cần nhanh chóng sửa chữa, tránh để xảy ra tình trạng chỗ hỏng hóc gây ảnh hưởng xấu đến các bộ phận khác.

Quạt tản nhiệt PC không quay thì phải làm gì?

Bên cạnh vấn đề tiếng ồn thì người dùng cũng rất có thể sẽ gặp phải tình trạng quạt PC không chạy. Nguyên nhân thì phần đa cũng chỉ xoay quanh tình trạng bụi bẩn bám vào, khô dầu hay hỏng hóc,.. Ngoài ra, cũng có thể do bộ cảm biến nhiệt của quạt bị hỏng, khiến cho nó không thể nhận ra máy tính đang cần được làm mát.
Nếu xảy ra tình trạng này, hãy làm sạch cánh quạt. Thử kiểm tra xem các dây kết nối quạt có bị lỏng hay không. Nếu vẫn không tìm nguyên nhân và khắc phục được, hãy đến những cửa hàng gần nhất nhé!


Kết bài

Trên đây là toàn bộ những điều bạn cần biết về tản nhiệt máy tính. Rất mong những thông tin này ít nhiều có thể giúp bạn trong những quyết định mua sắm và quá trình sử dụng máy tính của mình. Cảm ơn các bạn đã đọc bài!

Cao Hùng69 Posts

Chào các bạn mình là Hùng, blogger và digital marketer cho khá nhiều các sản phẩm trong đó có các thiết bị điện tử. Mình cũng có một sự yêu thích với việc ngồi xem review, nên mình join Zedli để viết và tổng hợp lại những thông tin về sản phẩm game gear, thiết bị điện tử máy tính. Cảm ơn các bạn đã đón đọc. Mặc dù còn nhiều thiếu xót mong mọi người thông cảm và bổ sung thêm cho mình!

0 Comments

Leave a Comment

Login

Welcome! Login in to your account

Remember me Lost your password?

Lost Password