Top Card Đồ Họa Cho Thiết Kế/ Card Màn Hình 4k Tốt Nhất

Card đồ họa cho thiết kế khác gì card đồ họa chơi game? Dân thiết kế nên dùng card đồ họa nào? Top card đồ họa chuyên dành cho thiết kế.
Card màn hình đồ họa không chỉ là linh kiện không thể thiếu cho máy tính của các game thủ, mà nó còn rất quan trọng đối với dân thiết kế. Bởi sản phẩm thiết kế ra có được sắc nét, chân thực và sống động hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng của card đồ họa. Vậy làm sao để biết một chiếc card màn hình 4k có phù hợp với nhu cầu công việc của bạn hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Card đồ họa cho thiết kế khác gì với card màn hình chơi game
Đầu tiên, chúng ta cần phân biệt sự khác nhau giữa card màn hình dành cho thiết kế và card màn hình gaming. Thoạt nhìn thì dù chơi game hay thiết kế, chúng ta đều cần có một bộ máy tính hay laptop có cấu hình khủng và hỗ trợ card đồ họa 4k mạnh mẽ. Nhưng nếu đi sâu tìm hiểu hơn nữa, thì giữa hai loại card này còn tồn tại nhiều đặc điểm và yêu cầu riêng, tùy vào mục đích sử dụng.
Cụ thể hơn thì card đồ họa cho thiết kế thường được tối ưu drivers hoặc thiết kế chỉnh sửa cấu trúc để tối ưu cho đồ họa. Những dòng card loại này có tính chính xác cao, nên nếu dùng để chơi game thì sẽ bị chậm, không được mượt mà. Bù lại, khi dựng hình, render vray lại rất ổn, cụ thể là hình ảnh sẽ lên chuẩn màu, không bị lag, hiệu ứng đổ bóng cũng tốt hơn...
Ngược lại, card đồ họa 4k gaming tuy không có tính chính xác bằng card đồ họa cho thiết kế nhưng lại có tốc độ xử lý mạnh mẽ hơn, giúp hình ảnh không bị giật ngay cả khi chạy những game có đồ họa “hạng nặng”.
Các loại card đồ họa cho thiết kế chuyên dụng
Nếu bạn chỉ dùng máy tính để giải trí và sử dụng các ứng dụng văn phòng thông thường,... thì có thể chọn các dòng card đồ họa màn hình xuất 4k được tích hợp sẵn trên mainboard. Bởi tính năng được tích hợp của thẻ trên máy đã đủ dùng cho các nhu cầu cơ bản đó.
Tuy nhiên nếu làm công việc liên quan đến thiết kế, dựng phim,... thì bạn nên trang bị cho máy tính một cấu hình mạnh mẽ đi kèm với card đồ họa 4k cho chất lượng hình ảnh tốt, đảm bảo độ mịn trong từng khung hình,... Thông thường là các dòng card có dung lượng 8GB đi kèm nhiều tính năng chuyên dụng cho thiết kế, làm phim.
Lựa chọn tầm phân khúc card màn hình đồ họa cũng rất quan trọng, nếu công việcthiết kế không đòi hỏi định dạng chất lượng hình ảnh quá cao thì bạn có thể chọn những dòng card tầm trung để tiết kiệm chi phí.
Bởi vì card đồ họa chuyên dụng có chi phí cao hơn nhiều so với loại card tích hợp sẵn và những dòng phổ thông, có thể lên đến 10.000 USD. Nhưng chúng lại có nhiều lợi ích mà các dòng card không có, ví dụ như dòng card cao cấp của NVIDIA sẽ được khai thác tính năng độc quyền của hãng là PhysX hay ShadowPlay.
Ngoài ra bạn cũng nên cân nhắc đến phần mềm chuyên dụng mà mình đang sử dụng, xem chúng có tương thích với card màn hình bạn muốn mua hay không. Ví dụ như phần mềm Cimatron chạy được trên cả hai hệ thống sử dụng card FirePro và Quadro, nhưng sẽ tối ưu hơn khi dùng với Quadro.
Top card đồ họa cho thiết kế tốt nhất
1. Card màn hình hỗ trợ 4k tốt nhất -
1.1 Asus AMD Radeon RX 5700 XT

Asus AMD Radeon RX 5700 XT
Chuẩn Bus: PCI-E 4.0 | Bộ nhớ: 8GB GDDR6 (256-bit) | Số lõi: 2560 | Độ phân giải: 4K | Công suất nguồn yêu cầu: 600W
Chiếc card đồ họa cao cấp RX 5700 XT của AMD được ra mắt vào năm 2019. Ngay từ khi vừa ra mắt, nó đã chiếm được nhiều sự chú ý nhờ hiệu năng xử lý hình ảnh xuất sắc trên độ phân giải 1440p, nhỉnh hơn so với RTX 2070 của NVIDIA ra mắt cùng thời điểm.
Không chỉ có hiệu năng cao mà phiên bản card màn hình 4k RX 5700 XT này còn có hiệu suất được cải thiện đáng kể so với các dòng sản xuất trước đó như Vega 56 hay Vega 64.
Bí quyết giúp chiếc card này chiếm được nhiều thiện cảm của giới đồ họa như vậy là nhờ có thiết kế hoàn toàn mới của AMD là RDNA có tên là NAVI, phát triển dựa trên công nghệ 7nm.
Model RX 5700 XT sở hữu 40 đơn vị xử lý được thiết kế theo cấu tạo mới, cải thiện tới 4 lần IPC, nên có thể xử lý được nhiều lệnh hơn trong một chu kỳ, giúp ADM có khả năng cạnh tranh trực tiếp với cấu trúc Turing của NVIDIA.
Trang bị công nghệ đổi trò chơi được cải thiện hiệu suất và nâng cao chất lượng hình ảnh trong game như FidelityFX, TrueAudio Next, Radeon ™ Image Sharpening, và TressFX, nên RX 5700 XT không chỉ là một chiếc card đồ họa làm video siêu chất, mà còn thừa khả năng “cân” được các tựa game đồ họa khủng như ARK: Survival Evolved, Rise of the Tomb Raider,...
1.2 NVIDIA GeForce RTX 2080 Ti Founders Edition

NVIDIA GeForce RTX 2080 Ti Founders Edition shopee
Bộ nhớ: 8GB GDDR6 (256-bit) | Số lõi: 4352 | Hỗ trợ hiển thị tối đa: 7680x4320 | Công suất nguồn yêu cầu: 650W
Dân công nghệ gọi NVIDIA GeForce RTX 2080 Ti Founders Edition là một sản phẩm của cuộc cách mạng về hiệu năng xử lý đồ họa. Bởi nó sở hữu kiến trúc Turing mạnh mẽ cùng công nghệ đột phá với 11GB bộ nhớ GDDR6 hiện đại có tốc độ xử lý cực nhanh, đưa nó lên đứng đầu bảng trong danh sách GPU cao cấp hàng top trên thế giới.
Chiếc card đồ họa 4k này được trang bị kiến trúc GPU Turing cùng nền tảng RTX hoàn toàn mới, trực tiếp nâng hiệu suất của nó lên gấp 6 lần so với các thế hệ trước. Không chỉ là con cưng của giới thiết kế, RTX 2080 Ti còn có khả năng dò tia thời gian thực và DLSS 2.0 do AI hỗ trợ, nên dùng nó để chơi game cũng cực đã.
Card được ép xung sẵn tại nhà máy, với nguồn điện 13 pha thế hệ mới để ép xung tối đa và quạt 13 cánh cùng cơ chế quay ổ bi mượt mà. Ốp tâm quạt được thiết kế bằng kim loại mạ chrome kết hợp với vapor chamber (buồng hơi) cấu tạo mới giúp nâng cao hiệu suất làm mát mà vẫn giữ được sự yên tĩnh.
Bằng cách sử dụng các lõi xử lý AI chuyên dụng, NVIDIA DLSS 2.0 đã tăng tốc độ khung hình lên trên 1,5 lần mà không làm suy giảm chất lượng hình ảnh. Bộ nhớ 11HB GDDR6 thế hệ mới nhất có hỗ trợ các tính năng DirectX 12 Ultimate, mang đến cho bạn trải nghiệm đồ họa cả khi thiết kế lẫn chơi game chân thực cùng hiệu suất đỉnh cao với tính năng dò tia, tô bóng lưới, tô bóng tỷ lệ thay đổi,...
2. Card đồ họa cho dựng phim, chuyên render tốt nhất: NVIDIA GeForce RTX 3080

NVIDIA GeForce RTX 3080
Bộ nhớ: 10GB GDDR6 (320-bit) | Công suất nguồn yêu cầu: 650W | Lõi: 4352 CUDA
Nếu RTX 2080 Ti là một cuộc cách mạng công nghệ thì RTX 3080 chính là đỉnh cao của cuộc công nghệ đó. Dựa trên kiến trúc GPU Ampere, RTX 3080 được hứa hẹn sẽ là dòng card màn hình dựng phim có hiệu suất được tăng mạnh, ít nhất là nhanh hơn 20% so với GeForce RTX 2080 Ti, và hơn 50% so với GeForce RTX 2080.
Với hiệu suất đáng kinh ngạc như vậy, GeForce RTX 3080 nhanh chóng được đánh giá là sẽ trở thành card đồ họa chuyên render thuộc dòng cao cấp mang tính biểu tượng của nhà NVIDIA.
RTX 3080 cũng gây ấn tượng trong cuộc đua sức bền, vì nó có thể hoạt động liên tục mà không hề hấn gì nhờ thiết kế đế tản nhiệt mạnh mẽ đảm bảo cho card luôn giữ được nhiệt độ ổn định và hoạt động mượt mà.
3. Card đồ họa cho thiết kế giá rẻ: NVIDIA GeForce GTX 1660 Super

NVIDIA GeForce GTX 1660 Super
Bộ nhớ: 6GB GDDR6 (192-bit) | Công suất nguồn yêu cầu: 450W | Boost Clock: 1785 MHz | Base Clock: 1530 MHz.
Lại thêm một cái tên tới từ nhà NVIDIA, theo lời giới thiệu từ hãng thì thiết kế và tính năng của GTX 1660 Super đã được tối ưu hóa, cho tốc độ nhanh hơn đến 20% so với dòng GTX 1660 ban đầu và nhanh hơn gấp 1,5 lần so với bản trước đó nữa.
Nhờ tích hợp hoạt động trên nền tảng kiến trúc NVIDIA Turing nổi danh và bộ nhớ GDDR6 siêu nhanh, ngay khi vừa ra mắt, thiết bị này đã lập tức trở thành bộ siêu tốc khi chiến trên hầu hết các tựa game phổ biến hiện nay trên thị trường.
Những khung hình đồ họa yêu cầu cao về độ phân giải và độ sắc nét cũng không thể làm khó GTX 1660 Super. Hãng sản xuất đã hứa hẹn với NVIDIA Studio, con đường từ ý tưởng đến hoàn thiện sẽ trở nên nhanh hơn bao giờ hết. Nhờ sự kết hợp giữa GPU NVIDIA GeForce với trình điều khiển độc quyền NVIDIA Studio, giúp bạn có thể thiết kế siêu tốc với các ứng dụng và gợi ý sáng tạo đáng tin cậy, giúp bạn có thể tạo dựng sản phẩm đồ họa của mình với “tốc độ của trí tưởng tượng.”
4. Card đồ họa cho thiết kế tốt nhất
4.1 Quadro RTX 4000

Quadro RTX 4000
Bộ nhớ: 8GB GDDR6 | 2304 nhân Cuda | 288 lõi Turing Tensor cho AI
Khi không tính toán nhiều về tài chính thì VGA NVIDIA QUADRO RTX 4000 8GB GDDR6 là một cái tên rất đáng để cân nhắc. Bởi chiếc card này được trang bị khả năng mã hóa và giải mã video 8K trên nhiều định dạng chuyên nghiệp, đồng thời kết nối với tai nghe VR của VirtuaLink.
Quadro RTX 4000 hoạt động rất mượt mà với các tác vụ thiết kế chuyên sâu như mô phỏng 3D hay xử lý đồ họa 3D cực kỳ nhanh nhẹn trên các ứng dụng từ Adobe đến Autodesk cũng như các phần mềm chuyên nghiệp khác.
Không có gì là nói quá khi tuyên bố chiếc card đồ họa cho thiết kế Quadro RTX 4000 được sinh ra để dành cho dân thiết kế. Bởi ngoài khả năng mã hóa và giải mã video có độ phân giải lên đến 8k, nó còn hỗ trợ bạn làm video chuyên nghiệp trên 8-bit màu, cho ra chất lượng hình ảnh sống động đầy chân thực. NVIDIA cho biết sẽ khó mà liệt kê được hết những tính năng ưu việt của chiếc card thiết kế chuyên dụng này, vì vậy nếu bạn cảm thấy hứng thú với nó thì hãy tự mình trải nghiệm xem nhé.
4.2 NVIDIA GeForce RTX 3060 Ti

NVIDIA GeForce RTX 3060 Ti
Số nhân NVIDIA Cuda: 4864 | Bộ nhớ: 8GB GDDR6 (256-bit) | Kiến trúc Ampere NVIDIA | Độ phân giải tối đa: 7680x4320 | Kết nối được 4 màn hình | Công suất nguồn yêu cầu: 600W
Với chiếc card đồ họa dành cho thiết kế chuyên nghiệp GeForce RTX 3060 Ti, công việc thiết kế của bạn sẽ trở nên mượt mà và thoải mái hơn bao giờ hết nhờ sức mạnh của kiến trúc RTX thế hệ thứ hai của NVIDIA, có tên Ampere.
Được trang bị nhân dò tia và nhân Tensor được nâng cao cùng bộ đa xử lý phát trực tiếp mới trên nền bộ nhớ G6 tốc độ cao, RTX 3060 Ti có hiệu suất ấn tượng.
Card được tích hợp công nghệ kết xuất đột phá NVIDIA DLSS có sự hỗ trợ của công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo), làm tăng tốc độ khung hình ít nhất 1,5 lần mà không ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh. Người dùng hoàn toàn có thể tự thay đổi thiết lập cài đặt và tùy chọn độ phân giải để có trải nghiệm hình ảnh mà mình ưng ý nhất.
5. Card đồ họa cho thiết kế mạnh nhất: Quadro RTX 5000

Quadro RTX 5000
Bộ nhớ: 16GB GDDR6 / Cổng kết nối: DP 1.4 | Số nhân NVIDIA Cuda: 3702
Thêm một cái tên nữa đến từ nhà NVIDIA, và cũng là cái tên chốt hạ cho danh sách này: NVIDIA Quadro RTX 5000. Đây là chiếc card thuộc dòng VGA nằm trong nhóm kiến trúc Turing thế hệ mới của NVIDIA. Đây là kiến trúc thế hệ thứ 8 của NVIDIA cho phép tích hợp GPU với công nghệ Ray Tracing đầu tiên trên thế giới.
Turning làm tăng tốc Ray-tracing thời gian thực lên 25 lần so với thế hệ Pascal ra mắt trước đó, nên nếu dùng RTX 5000 dựng khung hình cuối cùng cho hiệu ứng phim thì có thể trực tiếp tăng tốc độ lên 30 lần tốc độ của CPU.
Kiến trúc Turing được cải thiện đáng kể hiệu suất “raster” của dòng Pascal trước đó cho ra một thiết bị có pipeline đồ họa cao với các công nghệ shading lập trình mới. Trong đó phải kể đến các công nghệ shading không gian kết cấu và hiển thị nhiều chế độ xem (4 màn hình), shading biến đổi cung cấp khả năng tương tác nhiều hơn với nhiều cảnh lớn, nhiều mô hình và cải thiện trải nghiệm VR cho người dùng.
Kết Bài
Trên đây là những thông tin và danh sách card đồ họa cho thiết kế được chúng tôi đề xuất theo nhiều tiêu chí khác nhau. Mong rằng những thông tin được đề cập trên đây sẽ có ích cho bạn để lựa chọn được chiếc card màn đồ họa phù hợp nhất. Nếu có thắc mắc gì thêm thì hãy nhắn tin cho chúng tôi để được giải đáp ngay nhé.
0 Comments